Trong video lần này mình sẽ chia sẻ về Schema, ở đây mình sẽ có một số ý đầu tiên là định nghĩa về Schema, các dạng code schema phổ biến hiện tại, cuối cùng là những lưu ý khi các bạn sử dụng schema.
Đầu tiên schema là một đoạn code HTML hoặc là javascript được nhúng vào trong trang web của các bạn, đoạn code này giúp đánh dấu cơ sở dữ liệu trên website của các bạn, từ đó nó sẽ giúp google nhận biết, phân loại cũng như trả về những kết quả nhanh chóng và chính xác nhất, khi mà khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan đến trang web của các bạn. Theo mình thấy thì schema đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với một trang web thì đây cũng là xu hướng cải thiện SEO onapage trong tương lai, thông qua code schema nó sẽ giúp cho website bạn khai báo được thực thể entity cho doanh nghiệp của các bạn.
Mình sẽ chia ra 2 phần về code schema này để các bạn dễ hiểu:
Mục lục [hide]
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA CODE SCHEMA ĐỐI VỚI LẠI ENTITY
Thông qua code schema các bạn có thể khai báo được local business của các bạn và schema person, thì đây là 2 nhóm mình đã giải thích rất rỏ trong phần Entity rồi, nếu các bạn chưa xem thì các bạn có thể xem lại ở trên này để các bạn có thể hiểu được hơn về Entity cách mà entity hoạt động.PHẦN 2: CODE SCHEMA SẼ GIÚP CHO CÁC BẠN CẢI THIỆN ĐƯỢC %CTR
Ở phần này thì code schema sẽ giúp bạn cải thiện được %CTR của người dùng khi mà họ tìm kiếm thì cái này nó sẽ hỗ trợ các bạn xuất hiện rich snippets thì đây là phần tối ưu hiển thị nâng cao để giúp người dùng chú ý đến trang web của các bạn hơn trên công cụ tìm kiếm google, tí nữa mình sẽ giới thiệu các bạn những dạng schema mà các bạn có thể áp dụng để các bạn cải thiện được %CTR của trang web các bạn.PHƯƠNG PHÁP KHAI BÁO DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC THÔNG QUA CODE SCHEMA
- JSON-LD.
- Microdata chèn vào trong phần code HTML
- RDFa áp dụng khi code bằng HTML5
10 DẠNG CODE SCHEMA PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN TẠI
- Dạng 1. Schema organization về công ty và tổ chức
- Dạng 2. Schema Person cái này khai bào về con người
- Dạng 3. Schema Local Business cái này khai báo về doanh nghiệp địa phương của các bạn
- Dạng 4. Schema Product cái này các bạn có thể áp dụng khai báo cho những sản phẩm đang kinh doanh, có thể là các bạn triển khai trên những trang TMĐT thì các bạn có thể áp dụng cái này để mà nó tối ưu về phần hiển thị sản phẩm của các bạn trên tìm kiếm.
- Dạng 5. Schema breadcrumb thì cái này sẽ tối ưu hiển thị đường dẫn của trang web bạn trên tìm kiếm
- Dạng 6. Schema Article thì cái này sẽ khai báo bài viết mà các bạn post lên những trang tin tức hoặc blog của web các bạn.
- Dạng 7 Schema video cái này các bạn có thể khai báo khi các bạn nhúng video kênh của các bạn vào trong website và tối ưu về phần code schema video này phần này nó sẽ hiển thị thumnail video trên trang web của bạn trên tìm kiếm google.
- Dạng 8. Schema Event cái này khi các bạn làm thì nó sẽ list ra những cái mục giúp cho người dùng dễ dàng chú ý đến trang web của bạn hơn.
- Dạng 9. Schema FAQ thì đây là schema thuộc dạng hỏi đáp, thì cái này sẽ xuất hiện theo dạng list câu hỏi, khi người dùng list vào câu hỏi thì nó sẽ sổ xuống phần giải đáp câu hỏi, thì đây cũng là dạng giúp cho người dùng dễ dàng chú ý đến trang web của bạn hơn.
- Dạng 10. Schema Rating cuối cùng là schema đánh giá theo dạng áp dụng là đánh giá 5 sao trên trang web của các bạn.
Còn nếu trang web của bạn code tay thì các bạn có thể tham khảo phần code schema mẫu mình có để bên dưới Description thì các bạn có thể tải về và có thể xem mẫu schema đó thì đó là mẫu về local business và person thì các bạn có thể tham khảo phần code schema đó để các bạn chèn vào website của các bạn.
Có một lưu ý khi các bạn cài code schema, thì các bạn nên lưu ý một điều là khi khai báo Schema Entity thì các bạn nên chỉ chèn ở trang chủ thôi các bạn không nên chèn hàng loạt những trang khác thì như vậy nó sẽ dính thuật toán trùng lấp những cái thông tin về code schema ở các trang, lưu ý các bạn chỉ chèn ở trang chủ thôi.
Cuối cùng để test được code schema thì các bạn có thể truy cập vào đường link dữ liệu cấu trúc google để test đoạn code schema này để mà xem nó thành công hay không cái này thì mình sẽ để đường link bên dưới để các bạn có thể vào test, tiếp theo thì các bạn có thể submit website lên google hoặc là nhúng code bạn đã test và website sau đó thì các bạn sẽ submit google.
Nếu các bạn muốn nghiên cứu sâu hơn về schema thì các bạn có thể tìm trên google schema markup thì cái này nó sẽ ra rất nhiều kết quả tìm kiếm nó sẽ giải thích cụ thể hơn cho bạn về phần code schema này, trong video này thì mình chỉ chia sẻ tổng quan về code schema và những phần mà các bạn quan tâm khi mà các bạn tìm hiểu về schema.
Thì đó là tất cả những vấn đề mình muốn chia sẻ về schema,nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể comment ở phía bên dưới mình sẽ hỗ trợ trả lời trong thời gian sớm nhất, dừng quên đăng ký kênh của mình để theo dõi những video tiếp theo, bây giờ thì mình xin chào và hẹn gặp lại các bạn.